Bệnh đậu lợn – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh do 1 trong 2 loại virut hoặc là Vaccinia virus, hoặc virus đậu lợn (Suispoxvirus). Truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp, chấy, bọ chét, rận hút máu (Haematopinus Suis), côn trùng (ruồi, muỗi), truyền từ lợn bệnh sang lợn cảm nhiễm virus thâm nhập vào da qua những vết xước, sinh sôi lên nhanh chóng và tấn công da sau khi nhiễm virus máu.

Đặc điểm dịch tễ
Loài mắc bệnh:
Heo ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đậu, nhưng heo con theo mẹ là đối tượng mẫn cảm nhất và bệnh thường nghiêm trọng nhất. Các loài khác như dê, cừu, trâu, bò, khỉ, gà, và chuột bạch không mẫn cảm với virus đậu heo.
Một số giống heo, đặc biệt là heo địa phương và heo nuôi quảng canh, thường không bị bệnh đậu. Tuy nhiên, khi xét nghiệm phân lập virus đậu ở những heo này, vẫn có thể phát hiện sự hiện diện của virus. Ngược lại, các giống heo năng suất cao lại mẫn cảm với virus đậu nhiều hơn. Hình thức chăn nuôi công nghiệp cũng tạo điều kiện cho virus đậu lan truyền nhanh chóng và tăng cường độc lực.
Đường lây truyền:
Virus đậu heo thâm nhập vào cơ thể heo qua nhiều con đường khác nhau:

  • – Qua vết thương ở da.
  • – Qua niêm mạc.
  • – Qua đường tiêu hóa.
  • – Qua đường hô hấp.

Heo sau khi khỏi bệnh vẫn có thể mang virus và thải virus ra môi trường trong hơn 2 tháng.
Cơ chế sinh bệnh:
Virus đậu có tính hướng tế bào biểu bì ở da, đường tiêu hóa và đường hô hấp. Sau khi xâm nhập vào cơ thể heo, virus ký sinh trong nguyên sinh chất của các tế bào này, sinh sản theo cách tự nhân đôi và gây hiện tượng nhiễm trùng huyết.

Triệu chứng lâm sàng

  • Thời gian ủ bệnh 4-5 ngày, không quá 14 ngày. Kéo dài 1-3 tuần. Chủ yếu với lợn con, lợn lớn ít bị.
  • Triệu chứng lâm sàng biểu hiện sốt nhẹ, kém ăn.
  • Bỏ ăn hoàn toàn: sau giai đoạn chán ăn, heo sẽ bỏ ăn hoàn toàn.
  • Viêm mí mắt và chảy nước mắt: mí mắt heo viêm và mắt có dử màu nâu.
  • Chảy nước mũi: heo nhiễm bệnh thường chảy nước mũi.
  • Xuất hiện nốt đậu: tại các vùng da ít lông, bắt đầu xuất hiện và hình thành các nốt đậu.
  • Nốt đậu vỡ và tạo vết loét: các nốt đậu nhanh chóng vỡ ra và tạo thành các vết loét. Về sau, chúng được phủ một lớp vảy màu nâu và bong tróc.

Bệnh tích điển hình

  • Trên mặt da, ở tai, phía trong chân và bụng xuất hiện nhiểu nốt mụn đỏ, kích thước 1 cm to dần và hình thành như núm đồng tiền ở giữa, mụn vỡ ra rỉ nước và nhanh đóng vẩy nâu hoặc đen kết hợp với viêm giác mạc.
Hình ảnh bệnh đậu ở lợn
                                                                                   Bệnh đậu ở lợn
  • Ít khi lợn chết do đậu đơn thuần mà khi bi nhiễm khuẩn thứ cấp.
Hình ảnh bệnh đậu ở lợn
                                                        Hình ảnh bệnh đậu ở lợn
  • Bệnh thứ phát khi nhiễm Streptococcus, Staphynococcus… dẫn đến viêm da, viêm phổi, ỉa chảy.

Điều trị

  • Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, nếu thực hiện nguyên tắc điều trị là giữ vệ sinh, đề phòng các nhiễm trùng thứ phát của vết thương thì heo sẽ nhanh khỏi.
  • Khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng can thiệp. Phải thực hiện ngay các biện pháp cấp bách để phòng chống dịch như: Khoanh vùng có dịch, giám sát theo dõi diễn biến của dịch, thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, các triệu chứng lâm sàng để xử lý, dùng hóa chất để phun tiêu độc chuồng trại cho các hộ chăn nuôi heo, xử lý xác heo đã bị chết hoặc quá yếu. Dùng một trong các sản phẩm sau:

NANO SILVER (1 lít/200-300lít nước, phun 1 lần/ngày) phun đều lên bề mặt chuồng nuôi.

Povid (1 lít/100 – 250 lít nước/phun đều lên bề mặt chuồng nuôi).

                                   

  • Cần sát trùng từng nốt đậu hay vùng da có nốt đậu bằng cách lấy bông khô tẩm thuốc sát trùng hoặc dung dịch thuốc tím.
  • Nếu heo có biểu hiện sốt cao sử dụng phác đồ sau để tiêm:
    + Kháng sinh: Sử dụng một trong các loại kháng sinh TULACIN 250 1ml/12-15kg TT.

+ Thuốc hạ sốt, tiêu viêm: GLUCO K C – TD (THẢO DƯỢC) 1ml/7-10kg thể trọng.

+ Tăng cường giải độc, tăng sức đề kháng sử dụng: GIẢI ĐỘC CẤP (GIẢI ĐỘC GAN – THẬN CẤP TÍNH) 1gram/2-3 lít nước dùng cho 10-15kg TT ngày hoặc 100g/100kg thức ăn. Liệu trình:  3-5 ngày.

  • Ngoài ra để tăng cường sức đề kháng có thể sử dụng một trong các sản phẩm sau để pha nước hoặc trộn thức ăn cho heo nâng cao hiệu quả điều trị như: BETA GLUCAN C 1g/1lít nước uống hoặc 1g/15-20kg TT hoặc 100g/ 200 kg thức ăn.

Nguồn: Copy & Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *