
Bệnh xuất hiện nhanh (sau khi ăn 30 phút – 1 giờ), khi bệnh mới phát con vật thường có các biểu hiện:
- Bụng bị phình to, con vật bị đau bụng, đứng nằm không yên, thường đi quanh cọc, lấy đuôi quất mạnh vào vùng bụng trái.
- Gõ vào hõm hông bên trái thấy âm trống chiếm ưu thế, âm đục, âm bùng hơi mất.
- Ấn tay vào vùng dạ cỏ có cảm giác căng như ấn tay vào quả bóng cao su chứa đầy hơi.
- Nghe vùng dạ cỏ thấy nhu động dạ cỏ lúc đầu tăng sau đó giảm dần rồi mất hẳn, chỉ nghe thấy tiếng nổ lép bép do thức ăn lên men.
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng trên càng trầm trọng hơn:
– Bụng con vật ngày càng phình to, vùng hõm hông bên trái lồi lên có khi cao hơn cả mỏm ngoài xương cánh hông.
– Gia súc đau bụng rõ rệt, vã mồ hôi, uể oải, hay sợ hãi, con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại.
– Gia súc khó thở, tần số hô hấp tăng, dạng 2 chân trước ra để thở, hoặc thè lưỡi ra để thở.
– Hệ thống tuần hoàn bị rối loạn, máu ở cổ và đầu không dồn về tim được nên tĩnh mạch cổ phồng to, tim đập nhanh (140 lần/phút), mạch yếu, huyết áp giảm.
– Con vật có thể bị hôn mê rồi chết nhanh do bị ngạt và trúng độc. Lỗ mũi, hậu môn có khi có máu tươi, có hiện tượng lòi dom.
Do bệnh tiến triển rất nhanh, nên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời con vật sẽ chết do rối loạn hô hấp và tuần hoàn: ngạt thở, trúng độc toan và xuất huyết não.
- Hộ lý chăm sóc: Cho vật nhịn ăn 1 – 2 ngày, sau đó cho ăn rơm, cỏ khô, không cho ăn thức ăn xanh.
- Trong trường hợp chướng hơi cấp tính có thể dùng ống Trôca để chọc thủng dạ cỏ để thoát hơi.

- Dùng kháng sinh để chống các bệnh kế phát trong trường hợp bệnh nặng, viêm nhiễm, viêm dạ tổ ong, viêm dạ múi khế, viêm dạ lá sách…Có thể dùng một trong số các thuốc sau:
– Tiêm CEFQUINOM 150 với liều 1ml/20-25kg TT/ngày (An toàn cho trâu bò mang thai và cho con bú, không bị mất sữa ở bò sữa, không tồn dư kháng sinh)
– Hoặc CEFANEW-LA với liều 1ml/45-60kg TT.