Một số bệnh thường gặp ở gà vào mùa hè và cách phòng trị

Thời tiết nắng nóng vào mùa hè là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đàn gà, trong đó có một số bệnh gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Tóm tắt nội dung:

1. Bệnh tụ huyết trùng

a. Biểu hiện

Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mang tính cục bộ ở tất cả các loại gia súc, gia cầm và có tỉ lệ tử vong rất cao. Biểu hiện chính của bệnh là: gà thở khò khè, giống như bị sổ mũi và phát thành tiếng mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên, phần đầu và mặt sưng. Đây là bệnh truyền nhiễm, vì vậy khi phát hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay với đàn. Bệnh có 2 thể:
• Thể cấp tính:
– Thân nhiệt đột ngột tăng cao 43-44 độ C.
– Gà mệt lả, 2 cánh sã xuống hoặc nằm im không cử động, hai mắt nhắm nghiền, chảy nước mũi, nước mắt, nước miệng.
– Lông xù, mào, tích thâm tím.
– Gà thở rất khó, chán ăn hoặc bỏ ăn.
– Tiêu chảy đôi khi có gợn máu.
– Gà bệnh chết rất nhanh, xác chết béo nhưng thịt nhanh thâm và dễ bị thối rữa. Bệnh có xu thế lây lan nhanh sang con khác.

•Thể mãn tính:
– Mào, tích bị phù nề, sưng to, sau một vài ngày thì hình thành lỗ dò có dịch vàng đặc chảy ra rất giống như ở bệnh cúm gà.
– Viêm mí mắt, một số gà bị viêm khớp đi cà nhắc.
– Đầu có thể bị nghiêng sang một bên.
– Nếu không được điều trị kịp thời thì đa phần gia cầm bệnh sẽ chết.
b. Phòng bệnh
– Đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, sát trùng chuồng trại thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn: povid, B.G.F sát trùng.
– Chú ý tránh các yếu tố stress gây hại. Nếu có sự thay đổi thời tiết, thức ăn, nước uống thì dùng một trong các loại thuốc sau với liều bằng 1/2 liều điều trị, dùng 3 ngày liên tục sẽ tránh được thiệt hại: Genta Calxi, Linco spex premix, Amoxcoli 64, Enrocin 20%, Tylovet

2.Bệnh cầu trùng

a. Biểu hiện

– Gà bị bệnh cầu trùng có khả năng chết cao. Gà nhiễm bệnh ốm yếu, sệ cánh, bỏ ăn, đi lại loạng choạng, hậu môn có lẫn máu. Gà mắc bệnh có thể chết ngay sau 2 đến 7 ngày. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh cầu trùng trên gà chính là bỏ ăn, khát nước, lông xơ xác, đi lại loạng choạng. Theo các chuyên gia, bệnh cầu trùng ở gà được chia ra thành 3 thể, bao gồm:
•Thể cấp tính
– Đối với thể cấp tính biểu hiện rõ rệt nhất là gà bỏ ăn hoặc ăn kém, người mệt mỏi, ủ rũ luôn trong tình trạng khát nước, khó khăn khi di chuyển, vận động.
– Ở thể cấp tính gà thường đi ngoài phân có bọt vàng hoặc phân có màu nâu đỏ, kế tiếp chuyển sang giai đoạn phân lẫn máu, thậm chí có nhiều trường hợp gà đi ngoài toàn máu.
– Giai đoạn này gà trông thiếu sức sống, không hoạt bát, nhanh nhẹn, vô cùng nhợt nhạt yếu ớt. Sau từ khoảng 2 đến một tuần nhiễm bệnh gà có biểu hiện co giật nếu người chăn nuôi không can thiệp kịp thời tỷ lệ chết ở giai đoạn này lên tới 70 – 80%.
•Thể mãn tính
-Bệnh cầu trùng ở thể mãn tính thường xuất hiện ở gà khoảng 90 ngày tuổi, tuy nhiên ở thể này gà càng có tuổi bệnh càng nhẹ với những biểu hiện như:
– Thức ăn không được tiêu hóa kịp thời do đó gà thường bị đi ngoài phân sống, ỉa chảy, lâu dẫn tới phân có màu đen và lẫn máu.
– Gà xù lông, khó khăn trong việc đi lại, gà mắc bệnh mệt mỏi, ốm yếu, tuy nhiên giai đoạn này bệnh tiến triển không quá nhanh.
– Gà mắc bệnh cầu trùng ở thể mãn tính dẫn tới niêm mạc ruột hư hại nặng do đó khó khăn trong việc trao đổi dinh dưỡng, hấp thu thức ăn dẫn tới còi cọc, chậm lớn và tăng cân chậm.
•Thể mang trùng
Thể mang trùng hay còn gọi là thể ẩn bệnh là một dạng khá phức tạp phần lớn gặp ở gà đã trưởng thành và đang sinh đẻ. Ở thể này gà bị mắc bệnh cầu trùng vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, không đi ngoài tiêu chảy hoặc rất ít.
Tuy nhiên ở thể mang trùng tác hại to lớn nhất chính là tỷ lệ đẻ trứng giảm tới 15 – 20%, đó là lý do mà người chăn nuôi đôi khi cũng không thể tìm ra được những nguyên nhân gây bệnh.
b. Phòng và trị:
– Đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, sát trùng chuồng trại thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn: povid, B.G.F sát trùng.
– Dùng 1 trong các thuốc sau với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Cầu trùng nano, Cầu trùng máu tươi, Nanococcis, Amincoc, Ampi-sulfa, Vua cầu trùng colicox, Marzurilcoc

3.Bệnh bạch lỵ, thương hàn (phân trắng)

a. Biểu hiện

Bệnh bạch lỵ hay còn gọi là bệnh phân trắng, đây là bệnh truyền nhiễm lây lan ở gia cầm. Bệnh thường xảy ra ở gà con 1-3 tuần tuổi, mang tính chất truyền nhiễm nhanh, gây ra bởi vi khuẩn salmonella pullorum. Loại vi khuẩn này khó tiêu diệt ở điều kiện thường mà có thể sống đến tận 3-4 tháng, ẩn nấp trong môi trường chuồng trại. Tiêu diệt bằng cách phun các dung dịch khử trùng như povid, B.G.F

– Gà bị bệnh sẽ ủ rũ, xoắn cổ, gác mỏ, bụng phình to, chướng lên, đi lại khó khăn, phân gà chủ yếu có màu trắng, loãng.
• Gà bỏ ăn , bỏ uống, ủ rũ, rụt đầu, rất thụ động và nhìn như đang buồn ngủ, gà mệt mỏi, xù lông , di chuyển chậm chạp hoặc đứng yên một chỗ.
• Gà đi ngoài ra phân lỏng, không nguyên khối mà chảy nước kèm theo phân có màu trắng hoặc trắng vàng.
b. Cách điều trị:
• Thường xuyên vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun các loại thuốc sát trùng, diệt khuẩn để giết chết vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường xung quanh. Cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống thường xuyên, xử lý phân gà đúng cách để tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh ẩn trong phân.
• Gà con nên cho uống thuốc phòng bạch lỵ khi được 3-5 ngày tuổi như Ampi Col.E, Ampisul .
• Loại bỏ những con gà sinh sản mắc bạch lỵ để tránh việc ấp trứng của những con gà này sẽ nở ra gà con bị bệnh.
• Khi đàn gà có dấu hiệu mắc bệnh cần cho uống ngay các loại thuốc sau: Ampi col.E, Ampisul, Ampicolis, vua trị lỵ, Ampi Sulfa, Nofacoli, Enroflo, Sulfa.tri… kèm men tiêu hóa, bcomplex. Lưu ý nên cho uống nhanh sau khi phát hiện bệnh và cho cả đàn uống vì khả năng lây lan của bệnh rất nhanh.
    
• Dùng các chế phẩm tiêu diệt vi khuẩn để trộn vào vỏ trấu giúp phân hủy các vi khuẩn trong phân.
• Cách ly gà bị bệnh.
• Có thể tiêm trực tiếp ampicoli vào những con bệnh nặng nếu quá trình cho uống không thuyên giảm.

4.Gà bị khô chân

a. Biểu hiện:

– Gà bị khô chân là căn bệnh phổ biến ở cả gà lớn và gà con. Gà bỏ ăn, mất nước, gầy gò, chân khô và co quắt lại.
b. Phương pháp điều trị:
Khử trùng chuồng trại sạch sẽ bằng các dung dịch sát trùng an toàn.

Bổ sung điện giải và tăng đề kháng cho gà: Điện giải Gluco KC, Beta glucan C

Dùng thuốc kháng sinh như Nanocoli, Quinocoli, Flor 30, Ampicol C, Ery Colis…. Cần duy trì liên tục từ 4 – 5 ngày đêm để không chế sự lây lan của vi khuẩn.

 

5.Bệnh giun sán

a. Biểu hiện:     

Gà bị giun sán sẽ tự nhiên bị còi cọc, xơ xác, chậm chạp. Trong thời gian dài gà ăn không lớn, kèm theo hiện tượng phân loãng có máu, có thể thấy nhiều đốm trắng trong phân.

                         

b. Phòng và trị:
Ngay lập tức cách ly những con gà bị bệnh để tránh hiện tượng ấu trùng phát tán rộng. Sử dụng thuốc đặc hiệu: levamisol, fenbendazol

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *