Tổng hợp một số bệnh trên gia súc, gia cầm vào mùa đông

Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, các đợt rét đậm, rét hại làm cho vật nuôi tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc các dịch bệnh truyền nhiễm và chết rét, đói là rất cao. Vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Sau đây là một số bệnh mà gia súc, gia cầm có thể mắc phải trong mùa Đông và biện pháp phòng tránh

Đối với trâu bò: một số bệnh hay gặp tại thời điểm này như bệnh viêm phổi, hội chứng tiêu chảy hoặc có thể xảy ra các bệnh truyền nhiễm như tụ huyêt trùnglở mồm long móng, cảm lạnh. Đàn bò sữa, ngoài các bệnh trên có thể mắc các bệnh về sinh sản như viêm vúviêm tử cung âm đạo, bệnh chậm sinh.

Trên đàn lợn, một sô bệnh thường gặp như tai xanh, lở mồm long móng và hay gặp nhất là 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùngdịch tảphó thương hànđóng dấu). Ở lợn con, lợn mới xuất chuồng hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, Ecoli.

Bệnh lở mồm long móng
 Bệnh lở mồm long móng
Bệnh tụ huyết trùng

Trên đàn gia cầm có thể xảy ra một số bệnh như Tụ huyết trùngGumboroNewcastlebệnh CúmHội chứng tiêu chày.

Bệnh tụ huyết trùng gà

Ở chó mèo hay xảy ra các bệnh như care, tiêu chảy, viêm ruột, đặc biệt có rất dễ xảy ra bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có thể lây sang người và gia súc khác.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, đói rét trên đàn vật nuôi trong mùa Đông, người chăn nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Chủ động giữ ấm cho đàn gia súc, gia cầm; có thể thả gia cầm ra vườn khi trời có nắng và vườn khô ráo; hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu bò đi muộn về sớm vào những ngày thời tiết có nhiệt độ xuống thấp. Nuôi nhốt gia súc và gia cầm trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm khi thời tiết rét đậm, rét hại.

2. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gia súc, gia cầm:

Đối với gia cầm, đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi; cho uống đủ nước sạch, ấm.

Ngoài ra, cần bổ sung các loại vitamin ADE, B – complex, điện giải… để tăng sức đề kháng cho gia súc, gia cầm, phòng chống dịch bệnh tốt hơn.

3. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm kỳ II/2017:  Tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng trâu bò, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Cúm gia cầm, Dại và một số loại vắc xin phòng bệnh khác…. và tiêm bổ sung vắc xin cho gia súc, gia cầm mới lớn, mới nhập đàn.

Nguồn: nongdan.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *